Chống thấm hố pít thang máy cho gia đình, khu chung cư hay các khu nhà ở, văn phòng, khách sạn cao tầng là một việc làm cần thiết vì hố thang máy thường được đặt ở vị trí thấp nhất tòa nhà như tầng hầm nên dễ bị thấm do các nguồn nước ngầm.
Việc thi công chống thấm hố thang máy cần được tiến hành ngay khi bắt đầu xây dựng vì nếu không, nước sẽ thẩm thấu gây hư hỏng cho động cơ, máy móc.
Xử lý chống thấm hố thang máy cần đòi hỏi kỹ thuật cao và vững vì ngoài việc chống thấm thông thường thì cần phải tính toán đến độ rung của máy, động cơ, như thế thì kết cấu, độ bền của hố mới được đảm bảo lâu dài.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 phương pháp chống thấm hố thang máy hiệu quả để bạn tham khảo.
1/ Dùng màng chống thấm
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn chọn cách này thì phải làm ngay từ ban đầu, sau khi việc đổ bê tông lót được hoàn thành làm hố Pid.
Cần làm sạch bề mặt trước khi tiến hành chống thấm
Các bước làm như sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tôn lót
Bước 2: Tiến hành quét toàn bộ khu vực hố thang máy bằng một lớp Primer. Rồi trải và khò khô lớp chống thấm.
Bước 3: Cán một lớp vữa để bảo vệ màng chống thấm. Chờ vữa khô thì bắt đầu ghép cốp pha đổ bê tông hố Pid.
Bước 4: Tháo cốp pha ra rồi quét thêm một lớp Primer chống thấm là xong.
Hình ảnh: Chống thấm cho hố thang máy
Lưu ý: Việc lựa chọn màng chống thấm để sử dụng là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm của công trình. Một số loại màng chống thấm được các chuyên gia xây dựng khuyên dùng như màng chống thấm Sika Bituseal-T130-SG hoặc màng chống thấm Sika Bituseal T – 140 MG
2/ Phun thẩm thấu
Phương pháp này dùng khi thấy hố thang máy có hiện tượng thấm nước. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt. Đục bỏ hết các lớp hồ vữa, xi măng thừa bằng các dụng cụ chuyên dụng như búa băm, búa đục, …đục bỏ hết cho đến khi gặp phần bê tông đặc chắc thì thôi
Hình ảnh chống thấm hố thang máy bằng phương pháp phun thẩm thấu
Bước 2: Trát lại bằng vữa mới để làm phẳng bề mặt hố.
Bước 3: Dùng máy phun nước ẩm để làm ẩm bề mặt (tránh để đọng nước)
Bước 4: Trộn hỗn hợp chống thấm theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất.
Bước 5: Tiến hành phun hỗn hợp chống thấm lên toàn bộ bề mặt hố Pid, cần phải phun đều và có độ dày 2 – 3 mm. Chờ khoảng 4 – 6 giờ sau thì tiếp tục phun lớp thứ 2 để trám kín và phủ được đều hơn.
Bước 6: Trát thêm 1 lớp vữa vào để bảo vệ là xong.
Vậy là mình đã giới thiệu xong 2 phương pháp chống thấm hố thang máy cơ bản. Để có những giải pháp hiệu quả hơn thì bạn nên tìm những công ty chuyên chống thấm hố thang máy.
Mọi câu hỏi, thắc mắc về chống thấm hố thang máy, bạn vui lòng liên hệ để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc tốt nhất
==> Liên hệ: 0975 223 899 - 0976 255 646